Cổ có chức năng giúp chúng ta xoay đầu theo mọi hướng, hỗ trợ trọng lượng của hộp sọ và bảo vệ các dây thần kinh quan trọng kết nối não bộ với phần còn lại của cơ thể. Đau cứng cổ là tình trạng thường gặp, do đó nhiều người đặt câu hỏi bị cứng cổ phải làm sao?
1. Tổng quan về tình trạng cứng cổ
Đau cứng cổ là một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 10% dân số. Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng đau cổ, nhưng khó xác định được nguyên nhân chính xác. Ví dụ:
- Nếu thức dậy mà bị cứng cổ không xoay được, có thể bạn đang bị co cơ hoặc căng cơ.
- Bong gân cổ ảnh hưởng đến dây chằng hoặc các mô cứng giúp kết nối và ổn định xương.
- Một yếu tố khác góp phần gây ra đau cổ là viêm gân, tình trạng viêm ở mô liên kết cơ với xương và điều khiển chuyển động.
Các triệu chứng cứng cổ bao gồm:
- Cơ bắp bị căng hoặc co thắt
- Cứng cổ không xoay được đầu hoặc giảm phạm vi cử động
- Cơn đau ngày càng nặng hơn khi bạn giữ yên đầu ở một tư thế trong thời gian dài.
2. Bị cứng cổ phải làm sao?
Các biện pháp khắc phục tại nhà thường sẽ giúp điều trị phần lớn trường hợp cứng cổ ở giai đoạn đầu. Một số gợi ý như sau:
- Chườm một túi đá để làm tê khu vực bị đau và làm dịu các cơ bị viêm
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn như Tylenol, Advil hoặc Aleve
- Sau 1 – 2 ngày, hãy chườm ấm nóng hoặc dùng miếng dán nhiệt.
Trong vài ngày tiếp theo, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Chú ý các cử động đầu cố. Cố gắng không giật đầu nhanh hoặc vặn cổ để tránh gây viêm gân cơ.
- Thử các động tác kéo giãn cơ nhẹ nhàng, xoay đầu qua lại 2 bên, sau đó ngửa lên và cúi xuống vài lần.
- Nhờ bạn bè hoặc người thân xoa bóp vùng bị đau.
- Đeo vòng cổ mềm hoặc gối cổ trong vài giờ để cơ cổ được nghỉ ngơi.
- Ngủ không nằm gối hoặc sử dụng gối được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ cổ.
Chứng cứng cổ hoàn toàn có thể ngăn ngừa được. Phần lớn các cơn đau cổ là sự kết hợp của sinh hoạt sai tư thế, chấn thương hoặc lão hóa theo tuổi tác. Nếu bạn thường xuyên bị cứng cổ, hãy thử thực hiện một số thay đổi lối sống đơn giản sau:
- Điều chỉnh tư thế
Ngồi hoặc đứng thẳng lưng và đầu cổ, điều chỉnh sao cho vai thẳng hàng với hông, và tay thẳng hàng với vai.
- Điều chỉnh chiều cao nội thất
Máy tính của bạn phải được đặt ngang tầm mắt. Nếu sử dụng máy tính xách tay (laptop), chú ý nâng hoặc hạ màn hình sao cho phù hợp. Khi bạn ngồi, hãy điều chỉnh ghế sao cho đầu gối hơi hạ xuống dưới hông.
- Sử dụng tai nghe hoặc loa ngoài
Nếu kẹp điện thoại giữa tai và vai để nói chuyện điện thoại, bạn đang đặt cổ ở một vị trí bất thường và có thể gây căng cơ. Vì vậy, hãy đeo tai nghe hoặc sử dụng loa ngoài nếu không thể cầm điện thoại nói chuyện. Nhìn xuống smartphone để nhắn tin và lướt Internet cũng gây khó chịu cổ tương tự.
- Nghỉ giải lao thường xuyên
Ngồi trong xe hơi hoặc tại bàn làm việc thời gian dài có thể gây hại cho cơ thể. Vì vậy cách mỗi giờ đồng hồ, bạn cần đứng dậy, di chuyển xung quanh và thực hiện một số động tác căng giãn nhẹ nhàng.
- Chú ý khi mang vác
Nếu bạn mang túi nặng, hãy đảm bảo trọng lượng được phân bổ đều giữa hai bên cơ thể. Cân nặng quá mức ở bên cơ thể có thể dẫn đến mỏi cổ.
- Tìm cách hỗ trợ tư thế ngủ tốt
Khi ngủ, đầu phải thẳng hàng với cơ thể. Thử đặt một chiếc gối nhỏ bên dưới cổ và kê thêm gối bên dưới đùi để căn chỉnh các cơ ở cột sống. Cách này có thể hữu ích nếu bạn có thói quen nằm ngửa khi ngủ.
3. Các bài tập để tăng cường sức mạnh cho cơ cổ
Một vài bài tập đơn giản có thể giúp giữ cho cơ cổ khỏe mạnh và mềm mại, nhờ đó làm giảm nguy cơ đau cứng cổ.
Bài tập 1: Căng cổ
- Đứng thẳng, hai tay đặt ngang hông.
- Giữ cổ và lưng thẳng, từ từ quay đầu sang trái cho đến khi bạn cảm thấy căng nhẹ.
- Giữ trong 10 – 20 giây rồi từ từ quay đầu sang phải và thực hiện động tác tương tự.
- Mỗi bên lặp lại 3 – 4 lần. Bạn có thể thực hiện bài tập này hàng ngày.
Bài tập 2: Tập với tạ
- Đứng hai chân rộng bằng vai.
- Giữ cằm hướng lên và cổ thẳng.
- Mỗi tay cầm một quả tạ (hoặc một bình nước đầy hoặc vật tương tự), từ từ di chuyển rụt vai lên gần tai. Thực hiện động tác chậm rãi để cảm nhận các cơ co lại ở lưng trên và cổ.
- Giữ một giây rồi hạ vai xuống khi thở ra.
- Lặp lại 8 – 10 lần. Hãy thử bài tập này với tần suất 3 lần / tuần.
4. Khi nào đến gặp bác sĩ?
Chứng cứng cổ thường cải thiện trong vài ngày sau khi bạn áp dụng đúng các biện pháp khắc phục tại nhà. Nhưng đôi khi đau cổ là một triệu chứng của một vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn, mặc dù trường hợp này rất hiếm. Vì vậy, hãy đi khám bác sĩ nếu:
- Cơn đau dữ dội
- Đau cứng cổ lâu ngày không khỏi
- Cảm giác đau hoặc cứng lan truyền xuống cánh tay hoặc chân
- Bạn bị đau đầu dữ dội và cảm thấy tê, yếu hoặc ngứa ran
- Gần đây bạn đã bị chấn thương – chẳng hạn như tai nạn xe hoặc té ngã, sau đó mới bộc phát cơn đau.
5. Đau cổ ở trẻ em
Cổ cứng không chỉ xảy ra với người lớn mà trẻ em cũng bị đau và mỏi cổ. Các biện pháp khắc phục tại nhà như chườm đá, mát xa, kéo giãn cổ và dùng thuốc giảm đau không kê đơn cũng rất hữu ích cho trẻ. Hẹn gặp bác sĩ nhi khoa nếu con bạn:
- Bị chấn thương đầu hoặc cổ trong thời gian gần đây
- Có vẻ quá mệt mỏi
- Bị bọ chét hoặc côn trùng cắn
- Phát ban trên da, đau đầu hoặc xuất hiện các triệu chứng giống như cúm
- Buồn nôn hoặc ói mửa
- Quấy khóc hoặc cáu kỉnh
- Là trẻ sơ sinh và gặp khó khăn khi bú mẹ hoặc bú bình.
Có thể thấy, tình trạng cứng cổ không xoay được do rất nhiều nguyên nhân gây nên, đôi khi là do sinh hoạt sai tư thế, thói quen xấu trong ngày hoặc do những chấn thương gây ra. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể áp dụng theo những cách đơn giản trên, tuy nhiên nếu đã thực hiện nhưng vấn đề cứng cổ không cải thiện, lúc này bạn nên đến bệnh viện gặp bác sĩ để được kiểm tra một cách chi tiết, nhằm loại từ nguyên nhân đến từ bệnh lý.
Được thành lập từ năm 2017 phòng khám với đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, giàu chuyên môn đã đạt được nhiều thông tựu trong việc khám và điều trị cho nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau, giúp người bệnh sớm ổn định trong cuộc sống.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.