Châm cứu – Và những điều cần biết

châm cứu

Xã hội ngày càng phát triển, các phương pháp điều trị bệnh ngày càng nhiều. Thế nhưng chữa bệnh bằng các phương pháp Y Học Cổ truyền chưa bao giờ “hạ nhiệt”. Và một trong những phương pháp được tin dùng nhất hiện nay là “châm cứu”. Bởi đây là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc hiệu quả để điều trị các bệnh về xương khớp, các bệnh mãn tính như: Thoát vịa đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm xoang, liệt VII ngoại biên,……

  1.Châm cứu là gì ?

Châm cứu là phương pháp đã có từ lâu đời, trong đó người thực hiện châm cứu dùng những chiếc kim bằng kim loại mỏng, rắn, xuyên qua da, sau đó được kích hoạt thông qua các chuyển động nhẹ nhàng và cụ thể của bàn tay người thực hiện hoặc bằng kích thích điện. Y học cổ truyền phương Đông cho rằng nó hoạt động bằng cách cân bằng năng lượng quan trọng, trong khi những người khác lại tin rằng nó có tác dụng thần kinh.

  2.Châm cứu có đau không?

Nhắc đến châm cứu, mọi người thường liên tưởng ngay tới hình ảnh những chiếc kim đâm vào người, vì vậy đa phần người bệnh nghĩ sẽ đau đớn trong khi châm cứu. Thực ra, những chiếc kim châm cứu không giống những chiếc kim thông thường để tiêm hay may vá mà kim châm cứu mỏng và mềm dẻo hơn nhiều. Một số loại kim châm cứu chỉ mỏng như sợi tóc.

Tuy nhiên, nếu bị ám ảnh hoặc sợ hãi kim, người bệnh nên nói với bác sĩ trước khi thực hiện. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm về phương pháp Cấy chỉ, là phương pháp chữa bệnh độc đáo của châm cứu Việt Nam, nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị, khắc phục nhược điểm gây đau.

Bệnh nhân nên bình tĩnh khi châm cứu, nếu có lo lắng gì nên chia sẻ và đặt câu hỏi bác sĩ trước khi điều trị. Quá căng thẳng khi châm cứu là cho các cơ co thắt, cảm giác đau sẽ tăng lên nhiều lần, do đó khi châm sẽ cảm thấy đau nhiều hơn và dễ xảy ra tai biến.

Trong quá trình châm cứu dài ngày, bác sĩ có thể luân phiên các huyệt để bệnh nhân không bị châm nhiều lần vào một chỗ gây đau, khó chịu.

22

   3.Châm cứu chữa những bệnh gì ?

Châm cứu có rất nhiều công hiệu giúp giảm đau lưng, đau cổ, đau sau phẫu thuật và nhiều cơn đau khác. Tuy nhiên tác dụng của châm cứu không chỉ dừng ở đó. Điều trị bằng châm cứu  áp dụng cho 3 nhóm bệnh lý: đau, liệt, rối loạn chức năng cơ thể. Cụ thể như sau:

  • Đau: đau do thần kinh (đau thần kinh tọa), đau sau zona, đau cơ xương khớp: giãn dây chằng, thoái hóa khớp gối, đau do thoái hóa cột sống cổ, lưng.
  • Liệt: liệt nửa người sau tai biến mạch máu não, liệt dây thần kinh III, IV, V, VI, VII, liệt dây thanh…
  • Rối loạn chức năng cơ thể: cảm cúm, mất ngủ, viêm xoang, các bệnh về dạ dày, ruột; các bệnh rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, di mộng tinh; tiểu dầm, tiểu bí.

Châm cứu ngày nay rất đa dạng về hình thức: điện châm, thủy châm, cấy chỉ (nhu châm)..

   4. Nên châm cứu bao lâu? Ngày mấy lần

Thông thường một liệu trình châm cứu kéo dài trong 15 ngày, mỗi ngày áp dụng châm cứu 1 lần. Tuy nhiên, liệu trình châm cứu như thế nào bệnh nhân cần theo sự hướng dẫn của thầy thuốc chứ không cứng nhắc chỉ châm 15 ngày, tùy theo sự tiến triển trong điều trị mà có thể kéo dài hoặc rút ngắn liệu trình, không tự ý ngưng điều trị. Khi châm cứu dài ngày thầy thuốc có thể luân phiên các huyệt để bệnh nhân tăng hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

   5. Châm cứu có tác dụng phụ không?

Những tai biến khi châm cứu: hiếm khi xảy ra và không quá nghiêm trọng. Vậy nên bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm trong suốt quá trình châm cứu.

  • Đau sau châm cứu: sau khi châm cứu một vài người bệnh có thể cảm thấy khó chịu và đau nhức sau khi kim châm được rút ra, có thể sẽ đau nhẹ và thường biến mất trong vòng 24 giờ.
  • Vựng châm: vừa châm kim xong, người bệnh bỗng nhiên cảm thấy khó chịu, hoa mắt, buồn nôn, tay chân lạnh, toát mồ hôi, trụy tim mạch, có khi bị ngất. Nguyên nhân có thể do suy nhược, quá sợ hãi, yếu tim, dễ kích động, mới đến chưa được nghỉ, đói hoặc do bị châm quá đau, kích thích quá mạnh… Đề phòng: đối với người mới châm, sức yếu quá, mệt, đói… nên cho nghỉ 10 – 15 phút trước khi châm, không nên để quá đói hoặc quá no khi châm. Với người yếu tim, dễ xúc động, thần kinh nhạy cảm, thầy thuốc cần giải thích trước khi châm để bệnh nhân an tâm.
  • Chảy máu hoặc bầm tím: khi có chảy máu thầy thuốc sẽ cầm máu ngay, thường ít khi chảy máu trong châm cứu hoặc nếu có thì rất ít nếu thầy thuốc phát hiện và cầm máu ngay. Nếu bệnh nhân có các bệnh lý về đông máu cần thông báo trước cho thầy thuốc. Vết bầm tím thỉnh thoảng xuất hiện tại vị trí châm kim, bệnh nhân không nên quá lo lắng, chỉ cần chườm ấm sẽ mau hết.
  • Phỏng hoặc nóng rát khi cứu: do sức nóng của ngải cứu, sự cẩn thận trong điều trị của thầy thuốc sẽ hạn chế được tình trạng này. Bệnh nhân cần nằm im hạn chế cử động khi được điều trị bằng ngải cứu. Nếu bị phỏng, sơ cứu, làm mát vết bỏng.

   6. Những ai không nên châm cứu

  • Không châm cứu chữa bệnh đối với các trường hợp cấp cứu và các cơn đau bụng ngoại khoa
  • Người bị bệnh tiểu đường
  • Người có sức khỏe yếu, người bị thiếu máu, mắc bệnh về tim, suy kiệt, dễ bị sốc nếu châm cứu
  • Những người vừa lao động nặng nhọc, mệt mỏi, vừa ăn no hay cơ thể đang quá đói cũng được chống chỉ định châm cứu
  • Không châm cứu ở các vùng như núm vú, rốn và không châm sâu vào các huyệt vùng ngực bụng
  • Đối với phụ nữ mang thai nếu chưa thật cần thiết thì không nên châm. Nếu thực sự mong muốn điều trị, sản phụ nên báo với bác sĩ về tình trạng mang thai
  • Người bệnh sợ kim, không ổn định được tâm lý, không hợp tác
  • Da chai sạn, sẹo, viêm da

   7. Các biện pháp châm cứu hiện nay

Điện châm: Dùng dòng điện để tăng kích thích của kim châm vào huyệt khi mắc điện cực của máy điện châm vào kim châm cứu và điều chỉnh cường độ của dòng điện phù hợp với ngưỡng của bệnh nhân.

  • Thủy châm: Tiêm thuốc trực tiếp vào huyệt trên cơ thể
  • Cứu ngải: Dùng cây điếu ngải châm nóng để cứu thẳng vào huyệt hoặc đốc kim châm cứu nhằm tác động sâu vào huyệt, phục hồi tổn thương.
  • Cấy chỉ: Cấy chỉ mang lại hiệu quả cao nhờ kết hợp châm cứu truyền thống với y học hiện đại. Chỉ tự tiêu được đưa vào huyệt và lưu lại nhiều ngày, bệnh nhân không cần đến bệnh viện làm thủ thuật hàng ngày.

333

   8. Những lưu ý khi lựa chọn chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu

Do các nghiên cứu khoa học chưa được giải thích đầy đủ cách thức hoạt động của châm cứu trong khuôn khổ của y học phương Tây, nên châm cứu vẫn còn là một nguồn gây tranh cãi. Điều quan trọng là phải đề phòng khi quyết định thực hiện phương pháp châm cứu.

  • Thảo luận về châm cứu trước với các bác sĩ. Châm cứu thì không dành cho tất cả mọi người. Thảo luận về tất cả các phương pháp điều trị và thuốc (thực phẩm chức năng, thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn) mà mình đang dùng. Nếu có máy tạo nhịp tim, có nguy cơ bị nhiễm trùng, mắc các bệnh mạn tính về da, đang mang thai hoặc cấy ghép vú hoặc các thiết bị cấy ghép khác, hãy trao đổi với các bác sĩ trước. Châm cứu có thể gây rủi ro cho sức khỏe nếu chúng ta không đề cập đến những vấn đề này.
  • Không được dựa vào chẩn đoán bệnh của người hành nghề châm cứu. Chỉ nhận chẩn đoán từ các bác sĩ chuyên khoa. Nếu mong muốn áp dụng châm cứu, bạn có thể hỏi bác sĩ xem liệu châm cứu có thể giúp ích gì không.
  • Lựa chọn một bác sĩ châm cứu được cấp phép. Những bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh cho bạn có thể là người đáng tin cậy nhất để giới thiệu bạn đến một bác sĩ châm cứu được cấp phép hoặc chứng nhận. Bạn bè và thành viên gia đình cũng có thể là nguồn giới thiệu đáng tin tưởng. Bạn không cần phải là một bác sĩ để thực hành châm cứu hoặc trở thành một chuyên gia châm cứu được chứng nhận.
  • Xem xét chi phí và phạm vi bảo hiểm. Trước khi bạn bắt đầu điều trị, hãy hỏi bác sĩ châm cứu về số lần điều trị cần thiết và chi phí của các phương pháp điều trị.

Những lợi ích của châm cứu đôi khi rất khó đo lường, nhưng nhiều người thấy nó hữu ích như một phương tiện để kiểm soát một loạt các tình trạng đau đớn, đặc biệt là đau mạn tính. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng một số loại châm cứu mô phỏng dường như hoạt động tốt như châm cứu thực sự. Cũng có bằng

chứng cho thấy châm cứu hoạt động tốt nhất ở những người mong đợi nó có hiệu quả. Châm cứu có ít tác dụng phụ, vì vậy có thể đáng thử nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơn đau bằng các phương pháp thông thường hơn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE : 02466. 834. 889 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *