Châm cứu xong có tắm được không? Cần lưu ý gì sau khi châm cứu để bảo vệ sức khỏe

châm cứu

Tắm rửa là cách vệ sinh thân thể giúp cơ thể trở nên thoải mái và tỉnh táo. Tuy nhiên, nhiều người bệnh hiện nay đang phân vân không biết châm cứu xong có tắm được không? Hiểu được nỗi lo lắng của các bệnh nhân, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất để bạn có thể tự giải đáp thắc mắc của mình.

Giải đáp: Châm cứu xong có tắm được không?

Nhiều người cho rằng không nên tắm sau khi châm cứu vì lúc này cơ thể rất mệt, sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, thậm chí tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, ngược lại, một số người cho rằng sau châm cứu, người bệnh nên tắm để cơ thể thoải mái, tinh thần sảng khoái. Nhờ vậy, tình trạng bệnh cũng thuyên giảm nhanh chóng. Vậy, đâu là sự lựa chọn đúng đắn nhất?

Thực chất, câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi là tùy vào thể trạng của người bệnh sau khi châm cứu mà quyết định. Sau khi châm cứu, nếu người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau nhức, khó chịu thì tốt nhất không nên tắm.

Ngược lại, nếu cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, bệnh nhân có thể tắm để vệ sinh thân thể sau vài giờ. Tuy nhiên, nếu bạn châm cứu ở các bộ phận như đầu hoặc bụng thì tốt nhất nên hạn chế tắm sau khi châm cứu. Muốn tắm trong trường hợp này, bạn nên tắm sau 6 tiếng kể từ khi châm cứu xong.

Để nắm rõ thời gian tắm sau châm cứu cụ thể hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia để có lời khuyên chính xác nhất cho trường hợp của mình.

Châm cứu xong có tắm được không phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh. 
Châm cứu xong có tắm được không phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh.

Một số lưu ý cần nắm khi tắm sau châm cứu

Mỗi bệnh nhân sẽ có thể trạng khác nhau, nên đối với bệnh nhân sức khỏe yếu có thể tắm với nước ấm trước khi tiến hành châm cứu, như vậy sẽ giúp cơ thể được thư giãn và sạch sẽ trước khi trị liệu.

Ngoài ra, nếu muốn biết có nên tắm sau khi châm cứu hay bấm huyệt hay không, bệnh nhân cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trực tiếp trị liệu để có câu trả lời chính xác nhất. Tuy nhiên, bên cạnh giải đáp của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần nắm rõ một vài lưu ý sau:

Nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ sau châm cứu

Sau khi châm cứu, người bệnh thường sẽ thấy thoải mái, dồi dào năng lượng. Tuy nhiên, một số người bệnh lại gặp tình trạng mệt mỏi, uể oải. Tình trạng này báo hiệu người bệnh cần được nên nghỉ ngơi và thư giãn. Chính vì thế, bệnh nhân chỉ nên tắm sau khi được nghỉ ngơi đầy đủ.

Tắm bằng nước có nhiệt độ phù hợp

Tắm gội tiếp xúc với nước lạnh sẽ khiến cơ thể rất dễ bị trúng phong. Đặc biệt là khi cơ thể đang mệt mỏi hoặc tắm vào mùa đông. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn cơ thể, bạn nên lựa chọn nước tắm có nhiệt độ phù hợp (Không quá lạnh hoặc không quá nóng).

Không tắm khuya (Sau 9h tối) 

Tắm vào ban đêm (sau 9h) tối là điều tuyệt đối bạn không nên thực hiện. Tắm vào thời điểm này rất dễ gây đột quỵ, tử vong. Vì thế, nếu bạn kết thúc liệu trình châm cứu vào khoảng thời gian này, thì dù có cảm thấy khỏe cũng nên dời lại việc tắm lại vào ngày mai.

Tắm khi quá đói hoặc no 

Khi đang đói, lượng được trong máy hạ thấy, nhiệt độ cơ thể cũng giảm. Nếu tắm lúc này, cơ thể bệnh nhân sẽ không có đủ năng lượng tiêu hao cần thiết dẫn đến hoa mắt, ngất xỉu, thậm chí là đột quỵ. Ngược lại tắm sau khi ăn no sẽ khiến quá trình tiêu hoá bị ảnh hưởng, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường ruột.

Lưu ý khi tắm sau châm cứu 
Lưu ý khi tắm sau châm cứu

Trong trường hợp bạn đã thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, chuyên gia về việc lưu ý sau khi châm cứu, nhưng cơ thể vẫn gặp một số biểu hiện bất thường như: Hoa mắt chóng mặt, đau rát chỗ đã châm cứu, tay chân lạnh, tê bì, bị toát mồ hôi,… Khi này bạn cần nhanh chóng liên hệ chuyên gia hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý, điều trị kịp thời.

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp đến các bạn những những thông tin cần thiết nhất để bạn có thể tự giải đáp thắc mắc “châm cứu xong có tắm được không?” của mình. Từ đó, biết cách phòng tránh vệ sinh thân thể sau châm cứu hợp lý, tránh những rủi ro nguy hiểm không đáng có.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *