Hội chứng bàng quang thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng bàng quang do bị tổn thương thần kinh. Việc điều trị bàng quang thần kinh càng sớm càng tốt để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu dẫn đến suy thận, đe dọa tính mạng người bệnh.
1. Bàng quang thần kinh là gì?
Bàng quang thần kinh là sự tổn thương của hệ thống thần kinh khiến bàng quang hoạt động kém, lâu ngày mất dần chức năng. Khi đó, bàng quang sẽ không thể vận hành chu kỳ co giữ nước tiểu và giãn xuất nước tiểu một cách nhịp nhàng. Quá trình này có thể diễn ra khó khăn hoặc hoạt động quá mức, không có khả năng phối hợp với các cơ co thắt của bàng quang.
Nguyên nhân gây bệnh lý bàng quang thần kinh ở trẻ nhỏ hầu hết là do dị tật bẩm sinh liên quan đến tủy sống. Trong đó, đa số là dị tật thoát vị tủy – màng tủy. Ngoài ra, bàng quang thần kinh có thể là do một bất thường ở cột sống, tật nứt đốt sống, có khối u trong tủy sống, khối u trong xương chậu, tổn thương tủy sống hoặc các chấn thương tâm lý…
2. Dấu hiệu của bệnh bàng quang thần kinh
Dấu hiệu thường gặp của bàng quang thần kinh là:
- Không có khả năng kiểm soát việc đi tiểu;
- Liên tục rỉ nước tiểu;
- Tiểu bí, tiểu rắt, khó tiểu, tiểu nhỏ giọt ;
- Nước tiểu ứ đọng lâu ngày dễ dẫn đến nhiễm khuẩn nước tiểu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi thận, trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên thận.
Nếu để lâu, tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần có thể dẫn đến suy thận. Bệnh nhân nên tiến hành siêu âm thận, chụp X – quang, chụp CT, chụp MRI và thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng bàng quang để chẩn đoán bệnh sớm, có các biện pháp điều trị kịp thời.
3 . Nguyên nhân gây bàng quang thần kinh
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh bàng quang thần kinh, bao gồm:
- Các dị tật bẩm sinh ảnh hưởng trực tiếp tới tủy sống như: Tật nứt đốt sống, bất sản xương cùng, các bất thường cột sống;
- Khối u trong xương chậu hoặc khối u trong tủy sống;
- Chấn thương tâm lý tổn thương tủy sống;
- Chấn thương, bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh như: tai nạn, đột quỵ, phẫu thuật cột sống, chấn thương tủy sống, bệnh Parkinson;
- Biến chứng của các bệnh lý khác như tiểu đường, giang mai, bại liệt…
4. Biện pháp điều trị bàng quang thần kinh
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Đảm bảo chức năng thận.
- Giảm thiểu các biến chứng
- Đảm bảo chất lượng sống cho người bệnh.
4.2. Phương pháp điều trị.
Hiện nay có các phương pháp sau :
- Tâm lý liệu pháp
- Điện kích thích .
- Điều trị nội
- Điều trị ngoại khoa
Có thể phối hợp các phương pháp tùy thuốc mức độ tổn thương .
1/ Tâm lý liệu pháp : Nhằm giảm sự hoạt động quá mức của bang quang bằng ý chí và tập thể dục .Bài tập Kegel một phần giúp tang cường vận đọng của cơ sàn chậu.
2/ Điện kích thích : với việc đặt các điện cực gần dây thần kinh kích thích giống như những xung điện, não bộ sẽ nhận tín hiệu đến người bệnh có thể đi tiểu
3/ Điều trị nội vơi thuốc : Một số thuốc có thể làm giảm hoặc tang cương các cơn co thắt cơ bắp hổ trợ việc đi tiểu một cách thích hợp hơn
4/ Phẩu thuật : mục đich giảm són tiểu hoặc làm tang khả năng thoát nước tiểu . Đặt thông tiểu để đảm bảo sự thoát nước tiểu hoàn toàn .
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị hội chứng bàng quang thần kinh. Trong đó, thông tiểu ngắt quãng sạch là phương pháp được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các bệnh nhân mắc hội chứng này. Phương pháp này sẽ làm rỗng bàng quang hoàn toàn bằng cách đưa một ống thông sạch qua niệu đạo bàng quang rồi rút ra. Lặp lại nhiều lần trong ngày, cách 3 – 4 tiếng/lần.
Phương pháp thông tiểu sạch ngắt quãng hầu như không gây biến chứng, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu và hình thành sỏi bàng quang, giúp kiểm soát nước tiểu tốt, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.