Trong những năm gần đây, song hành với sự phát triển, tiện nghi, cuộc sống hiện đại mặt khác lại trở thành một nguyên nhân ngầm khiến số lượng trẻ tự kỷ bị gia tăng, gây ra nhiều mối lo ngại cho các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, chứng tự kỷ ở trẻ em thực tế không đáng sợ như số đông mọi người nghĩ. Nếu phát hiện đúng, giải quyết kịp thời, trẻ em vẫn có thể “chung sống vui vẻ” với căn bệnh này trong suốt quá trình trưởng thành.
1. Chứng tự kỷ ở trẻ em – Những con số gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh và nhận thức từ gia đình, xã hội
Chứng tự kỷ trẻ em là tình trạng rối loạn phát triển thần kinh, được biết đến là một dạng khuyết tật suốt đời. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của trẻ bị mắc bệnh tự kỷ là có những khiếm khuyết trong khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Ngoài ra, những sở thích và hoạt động của trẻ cũng có xu hướng hạn hẹp và lặp đi lặp lại.
Những con số báo động về chứng tự kỷ ở trẻ em
Xã hội hiện đại với những căng thẳng, áp lực gia tăng khiến các gia đình, đặc biệt là các ông bố, bà mẹ dành rất nhiều thời gian cho công việc và không dành đủ sự quan tâm cũng như sự chia sẻ với con cái. Chính vì vậy, cuộc sống hiện đại tuy có rất nhiều những tiện nghi, đầy đủ về mặt vật chất lại bị xem như một yếu tố ngầm làm tăng tỷ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ trên thế giới cũng như ở tại Việt Nam.
Theo số liệu thống kê trong các báo cáo mới nhất về căn bệnh này, những con số về bệnh tự kỷ đang tăng nhanh và rất đáng báo động. Không chỉ tại Việt Nam mà ở tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại các nước phát triển, ngày càng nhiều trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ.
Xã hội ngày nay: Nhận thức về Chứng Tự kỷ như thế nào?
Nếu như khoảng 10 năm trước, nhận thức của người Việt Nam nói chung và của các cha mẹ Việt nói riêng về căn bệnh này còn hạn chế thì trong những năm trở lại đây, chứng tự kỷ ở trẻ em đang dần nhận được được sự quan tâm cần thiết của toàn cộng đồng và xã hội.
Tuy vậy, việc hiểu đúng, đủ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như các phương pháp xử lý chứng tự kỷ ở trẻ em vẫn chưa thực sự được chú trọng. Phần lớn các bố mẹ mất thời gian rất lâu để có thể phát hiện ra con mình bị mắc chứng tự kỷ và quyết định đưa con đi khám hay gặp các bác sĩ tâm lý.
Thực tế, việc giải quyết căn bệnh này nếu không được can thiệp kịp thời, tỷ lệ có thể khỏi rất thấp và di chứng để lại sau này rất nặng nề, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc chứng tự kỷ mà cả gia đình và người thân phải gánh chịu hậu quả.
2. Chứng Tự kỷ trẻ em – Phát hiện sau 3 tuổi, nguy cơ gánh chịu hậu quả SUỐT ĐỜI
Các triệu chứng tự kỷ ở trẻ thường sẽ xuất hiện trước khi trẻ được 3 tuổi và sẽ theo trẻ suốt đời. Tuy nhiên nếu được can thiệp đúng lúc, đúng cách, trẻ vẫn có thể lớn lên và phát triển bình thường. Một số hoạt động có thể chậm hơn so với cộng đồng nhưng không quá gây cản trở cho cuộc sống của trẻ sau này. Ngược lại, nếu phát hiện muộn, chứng tự kỷ sẽ trở thành một gánh nặng cho trẻ và gia đình, người thân.
Nguyên nhân, Triệu chứng của Chứng tự kỷ ở trẻ em – Làm sao để bố mẹ có thể nhận biết bệnh sớm cho con?
Theo các tài liệu Nghiên cứu về chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chứng bệnh này. Tuy nhiên, nguyên nhân chính yếu vẫn lo do bộ gen của trẻ. Nhiều trẻ sinh ra đã biểu hiện chứng tự kỷ, một số trẻ khác sẽ biểu hiện bệnh khi có những tác động bên ngoài đến tinh thần và cuộc sống. Cụ thể các nguyên nhân dẫn đến Rối loạn tự kỷ ở trẻ:
- Nguyên nhân di truyền: Những trẻ mắc chứng tự kỷ sau khi được làm khảo sát đều có một vài gene nhất định. Tương tự, những trẻ có anh chị em bị tự kỷ thì nguy cơ trẻ bị mắc chứng bệnh này cũng lên đến 19%.
- Yếu tố môi trường: Có nhiều trẻ em sinh ra có thể mang bộ gene dễ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ nhưng sẽ không biểu hiện ra ngoài nếu không có sự tác động, thúc đẩy của một số yếu tố liên quan đến môi trường.
- Não bị tổn thương hoặc kém phát triển: Trẻ có thể bị chứng tự kỷ do não bộ bị tổn thương: Bị sinh non (trước 37 tuần); thiếu cân, ngạt hoặc thiếu oxy não khi sinh; bị chấn thương sọ não do can thiệp sản khoa; xuất huyết não – màng não sơ sinh, nhiễm khuẩn thần kinh,…
Khi bị mắc chứng tự kỷ, trẻ em sẽ có những biểu hiện sau:
- Không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi và không thể tự nói câu 2 từ trong khoảng 24 tháng.
- Không có phản ứng khi nghe thấy gọi tên.
- Không có tương tác hay biểu lộ sự quan tâm xung quanh như chỉ tay, vây tay, bắt tiếp, tiếp xúc mắt,… trong khoảng 12 tháng tuổi.
- Không có hoặc mất khả năng giao tiếp
Di chứng của Chứng tự kỷ: Âm thầm theo trẻ suốt cuộc đời
Về bản chất, chứng tự kỷ ở trẻ không thể khỏi hoàn toàn, thế nhưng trẻ vẫn có thể sống chung với chứng bệnh này. Ngược lại, nếu không có giải pháp nào cho bệnh thì tương lai đứa trẻ sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả. 80% trẻ tự kỷ lớn lên không có khả năng giao tiếp xã hội, chậm phát triển tâm thần, mắc kèm các bệnh về thần kinh khác như động kinh, trầm cảm,…
Chính vì vậy, tốt hơn hết, các bậc cha mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về nguyên nhân gây bệnh, đồng thời chú ý đến biểu hiện của trẻ trong 3 năm đầu đời để nhận biết được sớm nhất nếu trẻ bị mắc chứng tự kỷ để có giải pháp can thiệp kịp thời.
3. Vật lý trị liệu kết hợp tâm lý trị liệu: Cánh cửa đưa Trẻ tự kỷ HÒA NHẬP và TẬN HƯỞNG cuộc sống
Dù tự kỷ là một chứng bệnh phức tạp, tuy nhiên không phải là không có giải pháp cho trẻ mắc chứng tự kỷ. Mặc dù không thể khỏi một cách hoàn toàn nhưng nhờ các tác động hợp lý, kịp thời, trẻ vẫn có thể phát triển bình thường và sống chung với chứng tự kỷ của mình.
Hiện nay, để giải quyết chứng tử kỷ ở trẻ, cần rất nhiều những tác động khác nhau chứ không đơn giản chỉ sử dụng 1-2 phương pháp như các căn bệnh thông thường khác. Đặc biệt, các biện pháp phần lớn tập trung vào VẬT LÝ TRỊ LIỆU kết hợp TÂM LÝ TRỊ LIỆU. Các loại thuốc chỉ có tác dụng mang tính hỗ trợ chứ không thể thay thế được hoàn toàn hai giải pháp trên.
Hiện nay, đây là giải pháp AN TOÀN và PHÙ HỢP NHẤT đối với trẻ em bị chứng tự kỷ. Mục đích của các phương pháp này là giúp trẻ có thể tự quản lý được các triệu chứng của mình, đồng thời biết cách đối phó với những thách thức cụ thể.
Hiện nay có rất nhiều địa chỉ hỗ trợ điều trị chứng tự kỷ cho trẻ, trong đó Đông phương Y pháp được biết đến là một trong những nơi uy tín và chất lượng nhất.
Đi đầu trong lĩnh vực vật lý trị liệu, giải quyết các căn bệnh mãn tính, các bệnh thần kinh bằng phương pháp không dùng thuốc, liệu trình hỗ trợ điều trị chứng tự kỷ của Trung tâm có thể giúp các bé rất tốt trong việc cải thiện chứng tự kỷ của mình.
Giải pháp chữa tự kỷ không dùng thuốc An Tâm thần hiệu
An Tâm là một trong những đơn vị chuyên ứng dụng các phương pháp không dùng thuốc, không xâm lấn trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh. Quy tụ đội ngũ Y bác sĩ có tầm – có tâm và được đầu tư chỉn chu, cẩn thẩn về cơ sở vật chất cũng như các thiết bị y tế, Trung tâm được Bộ y tế cấp phép hoạt động và là một trong số những địa chỉ vật lý trị liệu uy tín, được người bệnh lựa chọn hàng đầu.
Trung tâm luôn được người bệnh biết đến với các liệu trình trị liệu mang tính CÁ NHÂN HÓA phù hợp với tình trạng của từng người bệnh. Đối với các chứng về thần kinh điển hình như chứng tự kỷ, việc mang đến một liệu trình riêng là vô cùng cần thiết vì trẻ tự kỷ có biểu hiện và khả năng tiếp nhận trị liệu hoàn toàn khác nhau, cần có các phương thức tiếp cận, tác động riêng đối với từng trẻ.
An Tâm Đường pháp hiện nay, liệu trình được áp dụng trị liệu cho trẻ tự kỷ là liệu trình An Tâm thần hiệu tác động chính bởi VẬT LÝ TRỊ LIỆU và kết hợp hỗ trợ, bổ sung với TÂM LÝ TRỊ LIỆU và một số phương pháp khác.
Các phương pháp về vật lý trị liệu như Châm cứu, Điện châm, Xoa bóp bấm huyệt hay Thủy châm sẽ tác động sâu vào cơ thể thông qua hệ thống huyệt đạo, giúp trẻ phục hồi chức năng và cải thiện các vận động thông thường. Mặt khác, tâm lý trị liệu sẽ hỗ trợ trẻ có thể kiểm soát được cảm xúc, học được cách giao tiếp và kết nối với những người xung quanh.
Ngoài hai phương pháp chính này, trong suốt quá trình trị liệu, trẻ sẽ được dùng kết hợp với thuốc có thể Đông y và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Đồng thời, như đã nói ở trên, để quá trình trị liệu đạt được kết quả, người nhà cũng như các bác sĩ, chuyên gia trị liệu bé sẽ cần kết hợp chăm soc bé với tình yêu thương, ân cần và sự kiên nhẫn, tránh để bé rơi vào các trạng thái sợ hãi mất kiểm soát.
Ngoài các y bác sĩ đầu ngành, An Tâm Đường còn có đội ngũ Kỹ thuật viên – những người trực tiếp hỗ trợ các bác sĩ trị liệu cho bệnh nhân – có tay nghề cứng cáp và được đào tạo bài bản. Không chỉ trẻ em mà cả người lớn khi đến với Trung tâm, sau khi tiếp xúc với các Bác sĩ và KTV đều cảm thấy rất an tâm, nhẹ nhõm cùng phong thái làm việc nhiệt tình, ân cần và cởi mở.
Bên cạnh đó, An Tâm Đường cũng đầu tư rất kỹ càng cho cơ sở vật chất và các thiết bị phục vụ cho công tác trị liệu. Từ quần áo cho người bệnh, ga trải giường đến kim châm, băng gạc đều được khử trùng sạch sẽ, xử lý theo đúng chuẩn yêu cầu của Bộ y tế về các vấn đề vệ sinh.